Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

Đà Nẵng, một thành phố tuyệt đẹp ở Việt Nam

Đây là nội dung tiếng Việt Nam
Đà Nẵng, một thành phố tuyệt đẹp ở Việt Nam

1. Train


We went to Danang in July 2012. It's happy time I have with my family. Because we don't have so much money, we choose the train to go from Hanoi to Danang.

She's my sister, lovely girl, huh ? :))

For long trips, the train is the cheapest means of transport and safest in my country. You can buy the ticket from 700 000 vnd for Hanoi to Danang and 900 000 vnd for Hanoi to Saigon. Tickets are usually sold out early, you should buy tickets 1 week before your trip start.


My parents, they don't have much trip together.


2. Danang

After leave the train, I waved taxi for go to hotel. In Danang, the driver is so friendly, you can't meet them in Hanoi. Hotel's price is not expensive, about 300 000 vnd ~ 15$ for one night, 4 peoples.

The world this week



»  A small fire at Kenya's main airport swelled into a roaring inferno Wednesday that destroyed part of East Africa's largest aviation hub and hampered air travel across the continent.Firefighters were desperately short of equipment in an area where the county government apparently lacks a single working fire engine. Crews needed hours to get the
Read More

Da Nang, the beautiful city in Vietnam

This is English content
Đà Nẵng, một thành phố tuyệt đẹp ở Việt Nam

1. Train


We went to Danang in July 2012. It's happy time I have with my family. Because we don't have so much money, we choose the train to go from Hanoi to Danang.

She's my sister, lovely girl, huh ? :))

For long trips, the train is the cheapest means of transport and safest in my country. You can buy the ticket from 700 000 vnd for Hanoi to Danang and 900 000 vnd for Hanoi to Saigon. Tickets are usually sold out early, you should buy tickets 1 week before your trip start.


My parents, they don't have much trip together.


2. Danang

After leave the train, I waved taxi for go to hotel. In Danang, the driver is so friendly, you can't meet them in Hanoi. Hotel's price is not expensive, about 300 000 vnd ~ 15$ for one night, 4 peoples.

Đây là bài viết bằng tiếng Việt Nam
Đà Nẵng, một thành phố tuyệt đẹp ở Việt Nam

1. Train


We went to Danang in July 2012. It's happy time I have with my family. Because we don't have so much money, we choose the train to go from Hanoi to Danang.

She's my sister, lovely girl, huh ? :))

For long trips, the train is the cheapest means of transport and safest in my country. You can buy the ticket from 700 000 vnd for Hanoi to Danang and 900 000 vnd for Hanoi to Saigon. Tickets are usually sold out early, you should buy tickets 1 week before your trip start.


My parents, they don't have much trip together.


2. Danang

After leave the train, I waved taxi for go to hotel. In Danang, the driver is so friendly, you can't meet them in Hanoi. Hotel's price is not expensive, about 300 000 vnd ~ 15$ for one night, 4 peoples.

Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

Những quốc gia không có McDonald's




McDonald's corp là hệ thống nhà hàng lớn nhất thế giới, với 34,480 nhà hàng ở 119 quốc gia.
Hệ thống sản xuất bánh burger đã nổi tiếng từ nơi chỉ có vài tiệm đồ ăn nhanh cho đến khi là 1 biểu tượng  - giàu hoặc nghèo - của chủ nghĩa tư bản. Ngày nay toàn bộ hệ thống toàn cầu mới đã phát triển lên 1 lớp người với hệ thống đồ ăn nhanh nằm trong thực đơn của họ. Cho đến khi Vietnam sớm có nhà cung cấp của Big Mac
Nhưng vẫn còn rất nhiều quốc gia nơi mà không hề có 1 cửa hàng McDonald's nào. Đây không phải là 1 danh sách có quá nhiều quốc gia, chỉ là các quốc gia không dùng đồng dollars và cent.
Hãy xem vài trường hợp cụ thể :
  • 1North Korea ( bắc Triều Tiên)

    Mặc dù sở thích của người lãnh đạo quá cố và người con trai điều đến từ phương tây, hiệu ứng McDonald's vẫn không thể chạm vào Bắc Triều Tiên . Nhưng Kim Jong-il trông giống như là đã được thưởng thức McDonald's trước khi quá cố, khi mà văn phòng của hãng hàng không quốc gia đã mang vài phần bánh về đất nước của họ. Nhưng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng những công dân của đất nước này sẽ rất thích được cắn 1 cái bánh của Big Mac
  • 2Bolivia


  • 3Ghana


  • 4Macedonia


  • 5Bermuda


  • 6Zimbabwe


  • 7Iceland


Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Những việc cần làm khi SEO 1 website

Chào các bạn, hôm nay tôi sẽ hướng dẫn cơ bản những việc đầu tiên để seo 1 website. Để tránh việc chia nhỏ lẻ tẻ các thủ thuật làm loãng blog, tôi sẽ viết gọn trong 1 bài viết để các bạn tiện tham khảo.





1. Chuẩn bị tên miền : các bạn nên suy nghĩ kĩ lưỡng sao cho tên miền vừa thể hiện sản phẩm của website bạn và dễ SEO. Ví dụ website của bạn kinh doanh Iphone thì nên đặt là Iphonegiagoc.com hoặc iphonegiare.com, iphonegiatot.com ... tên miền dienthoaiiphone sẽ kém lợi thế hơn vì từ khóa đứng đầu được ưu tiên hơn.

Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2013

Dốc hết trái tim ( chương 2) tiếp

TÌNH YÊU DÀNH CHO CÀ PHÊ ĐÃ TRỞ THÀNH ĐỘNG LỰC KINHDOANH 
NHƯ THẾ NÀO 


Tối đó Jerry mời tôi đi ăn tại một nhà hàng Ý nhỏ nằm trên một con dốc đá gần khu chợ
Pike Place. Trong bữa ăn, anh kể cho tôi nghe chuyện về Starbucks trong những ngàyđầu
tiên, và di sản mà từ đó công ty phát triển nên.
Những người sáng lập ra Starbucks hoàn toàn không giống các doanh nhân thông thường.
Họ đều có xuất thân văn chương, Jerry là giáo viên Anh Ngữ, Gordon là nhà văn, còn
cộng sự thứ ba của họ, Zev Siegl, dạy môn Lịch sử. Zev, người về sau bán hết cổ phần của
mình ở công ty vào năm 1980, là con trai người chỉ huy dàn nhạc Giao hưởng Seattle. Họ
cũng có đam mê với điện ảnh, văn học, nhạc cổ điển, nghệ thuật ẩm thực, và cà phê
thượng hạng.

Chẳng ai trong số họ mơ mộng chuyện xây nên một đế chế kinh doanh cả. Họ sáng lập
Starbucks chỉ vì một lý do duy nhất: họ yêu cà phê và trà và họ muốn Seattle được tiếp
cận những gì tuyệt vời nhất.
Gordon sinh ra và lớn lên ở Seattle, còn Jerry thì chuyển đến đó sau khi tốt nghiệp để tìm
kiếm những cuộc phiêu lưu mới. Jerry xuất thân từ Vùng Vịnh, và chính tại nơi đó, tại
tiệm Cà phê và Trà mang tên Peet vào năm 1966, anh đã khám phá ra sự lãng mạn của cà
phê. Nó đã trở thành một câu chuyện tình bất diệt.
Người cha tinh thần của Starbucks chính là Alfred Peet, người Hà Lan đầu tiên đãmang
nhưng hạt cà phê rang sẫm màu đến nước Mỹ. Giờ đây khi đã sang tuổi lục tuần, Alfred
Peet vẫn mạnh khỏe với mái tóc điểm bạc, tính tình cứng cỏi, tự lập và bộc trực. Ông
không muốn dây dưa với những kẻ ưa phô trương hay kiểu cách, nhưng ông luôn dành
hàng giờ đồng hồ với những ai thực sự muốn học hỏi kinh nghiệm của ông về những loại
cà phê và trà tuyệt vời nhất thế giới.
Là con của một thương nhân cà phê ở Amsterdam, Alfred Peet lớn lên trong niềm say mê
đối với các loại cà phê từ những nơi xa lạ như Indonesia, Đông phi hay vùng Ca-ri-bê.
Ông còn nhớ những hôm bố ông trở về nhà với rất nhiều túi nhỏ cà phê nhét đầy túi áo
khoát. Mẹ ông lúc đó sẽ pha ba ấm cà phê riêng, mỗi ấm là một sự pha trộn khác nhau, và
nêu ý kiến của bà. Thời niên thiếu, Alfred vừa học vừa làm cho một trong những nhà nhập
khẩu cà phê lớn nhất thành phố. Về sau, khi trở thành thương nhân buôn cà phê, ông băng
qua nhiều vùng biển xa xôi để đến với các điền trang ở Java và Sumatra, ngày ngày tôi
luyện vị giác của mình cho đến khi ông có thể nhận ra những khác biệt tinh tế nhất giữa
các loại cà phê từ những quốc gia và khu vực khác nhau.
Khi Peet di cư sang Hoa Kỳ năm 1955, ông hết sức kinh ngạc. Đây là nước giàu nhất thế
giới, vốn luôn được coi là đầu tàu của thế giới Phương Tây, thế mà cà phê ở đây lại vô
cùng tệ hại. Hầu hết cà phê mà dân Mỹ uống là robusta, loại cà phê hạng hai mà thương
nhân ở London và Amsterdam coi là thứ hàng hóa rẻ tiền. Rất ít cà phê hạng nhất arabica
đến được với Bắc Mỹ; hầu hết đều chuyển sang châu Âu, nơi thời đó hết sức khắt khe và
kén chọn trong thưởng thức.
Khởi sự tại San Francisco vào những năm 1950, Alfred bắt đầu nhập khẩu cà phê arabica
vào Hoa Kỳ. Nhưng lúc đó nhu cầu đối với loại cà phê này rất thấp, vì ít có người Mỹ nào
từng nghe nói đến nó. Thế là vào năm 1966, ông mở một cửa hàng nhỏ, Quán cà phê và
Trà Peet, trên phố Vine ở Berkeley, và điều hành nó đến tận năm 1979. Thậm chí ông còn
phải nhập khẩu một chiếc máy rang cà phê cho riêng mình, vì ông nghĩ các công ty ở Mỹ
không thể rang được những mẻ cà phê arabica chất lượng.

Điều khiến Alfred Peet đặc biệt là việc ông luôn rang cà phê rất đậm màu theo phongcách
châu Âu, vì ông tin rằng phải làm thế mới khơi dậy được toàn bộ hương vị những hạt cà
phê mà ông nhập về. Ông luôn phân tích từng túi cà phê và đề nghị cách rang phù hợp với
đặc tính cụ thể của từng loại.
Ban đầu chỉ có dân châu Âu và những người Mỹ thực sự sành sỏi thường ghé tới cửa hàng
nhỏ bé của ông. Nhưng rồi dần dần Alfred Peet bắt đầu thuyết phục được một số người
Mỹ có gu về những khác biệt tinh tế của cà phê. Ông bán cà phê nguyên hạt và hướng dẫn
khách hàng cách nghiền và pha chế cà phê tại nhà. Ông coi cà phê như rượu vang, đánh
giá từng loại dựa trên nguồn gốc, xuất xứ, độ tuổi và thời điểm thu hoạch. Ông tạo ra
những công thức pha trộn của riêng mình, dấu hiệu ch thấy rõ ông là một bậc thầy thực
thụ. Cũng như những người làm rượu ở Thung lũng Napa luôn tin rằng kỹ năng của họ là
tuyệt nhất, Peet kiên định vững tin vào hương vị của cà phê rang sẫm màu – nói theo ngôn
ngữ rượu vang thì nó như một chai vang đỏ Burgundy (Buốc-gô-nhơ) thật lớn với hương
vị mạnh mẽ và hoàn hảo lấp đầy các giác quan của bạn.
Jerry và Gordon là hai trong số những người cải đạođầu tiên. Họ đặt hàng cà phê Peet
qua thư gửi từ Berkeley, nhưng có vẻ như họ chẳng bao giờ thấy đủ cả. Gordon khám phá
ra một cửa hàng khác, ở Vancouver, Canada, tên là Murchie’s, cũng có cà phê ngon, và
anh thường xuyên lái xe nhiều tiếng đồng hồ về phía Bắc để mua những túi hạt cà phê
Murchie’s.
Một ngày tháng Tám trời trong năm 1970, trên đường về nhà sau một chuyến đi như thế,
Gordon thấy Chúa hiển linh trước mặt mình. Về sau anh thuật lại với tờSeattle Weekly
rằng anh “bị lóa mắt, như Saul ở Tarsus, bởi ánh mặt trời phản quang từ hồ Samish. Ngay
lúc đó một tiếng nói vang lên: Hãy mở một cửa hàng cà phê ở Seattle!” Jerry thích ý tưởng
này ngay lập tức. Zev, người yêu trà sống cạnh nhà Gordon, cũng vậy. Mỗi người đầu tư
1.350 USD và vay ngân hàng thêm 5.000 USD.
Đây không hề là một thời điểm thích hợp để mở một cửa hàng bán lẻ ở Seattle. Ngay từ
ngày đầu tiên, Starbucks đã làm những điều mà lúc đó không ai làm.
Năm 1971, thành phố lâm vào một cuộc suy thoái quy mô lớn gọi là Boeing Bust. Bắt đầu
từ năm 1969, Boeing, nhà tuyển dụng lao động lớn nhất Seattle, suy sụp mạnh tới mức họ
phải tinh giảm biên chế từ 100.000 người xuống còn 38.000 người chỉ trong ba năm. Tại
các khu vực đẹp như Đồi Capital, nhà cửa đều trống trơn và không một bóng người. Có
quá nhiều người mất việc và phải rời thành phố tới mức một tấm bảng gần sân bayđăng
một câu pha trò rằng: “Liệu người cuối cùng rời khỏi Seattle có nhớ tắt hết các bóng đèn
hay không?”
Thông điệp nổi tiếng này xuất hiện vào tháng Tư năm 1971, đúng năm Starbucks khai
trương cửa tiệm đầu tiên của mình. Cũng trong thời điểm đó, một dự án đô thị mới đang
đe dọa san bằng khu chợ Pike Place. Một nhóm các nhà đầu tư phát triển muốn xây một
trung tâm thương mại với khách sạn, phòng hội nghị, và bãi đổ xe. Trong một cuộc trưng
cầu dân ý, dân chúng Seattle đồng loạt bỏ phiếu ủng hộ việc bảo tồn Pike Place.
Seattle bấy giờ được coi như một góc kỳ lạ bị cô lập của nước Mỹ. Chỉ những người có
máu phiêu lưu mới chuyển đến đây sống, cách xa gia đình mình ở miền Đông, miền Trung
Tây hay California hàng ngàn dặm, đôi khi Seattle chỉ là điểm dừng chân trên đườngđến
những mỏ vàng, những rặng núi và những hồ cá lớn ở Alaska. Thành phố lúc đó chưa có
liên quan tới ngành khai thác gỗ. Chịu ảnh hưởng nặng nề từ những người Na Uy và Thụy
Điển nhập cư đầu thế kỷ, dân Seattle có xu hướng khá lịch thiệp và không ưa phô trương.
Đầu những năm 1970, vài người Mỹ, đặc biệt là ở vùng Bờ Tây, bắt đầu quay lưng lại với
các loại thức ăn đóng gói có thêm hương vị, vốn rất nhạt nhẽo và khó ăn. Thay vào đó, họ

quyết định tự nấu ăn với rau quả và cá tươi, mua loại bánh mì mới ra lò, và tự xay cà phê.
Họ khước từ những thứ nhân tạo để đổi lấy những gì thuộc về bản sắc, khước từ những
thứ đã được chế biến để đổi lấy những gì tự nhiên, khước từ những thứ tầm thường để đổi
lấy những gì chất lượng – tất cả những quan điểm mà những người sáng lập nên Starbucks
theo đuổi.
Bất cứ một bản nghiên cứu thị trường nào cũng sẽ cho thấy đây là lúc không hề thích hợp
cho việc dấn thân vào lĩnh vực cà phê. Sau khi đạt đỉnh điểm 3,1 tách mỗi ngày vào năm
1961, lượng tiêu thụ cà phê ở Mỹ bắt đầu giảm dần, sự suy giảm này dài đến tận cuối
những năm 1980.
Nhưng những người sáng lập Starbucks không nghiên cứu các xu hướng của thị trường.
Mục đích của họ là thỏa mãn một nhu cầu – nhu cầu của chính họ - đối với cà phê chất
lượng cao. Vào những năm 1060, các thương hiệu cà phê lớn ở Mỹ bắt đầu cạnh tranh
nhau về giá cả. Để cắt giảm chi phí, họ trộn các loại cà phê thứ cấp trong những công thức
pha chế của mình, họ sẳn sàng hy sinh hương vị của cà phê. Họ cũng bày cà phê đóng lon
la liệt trên các quầy hàng siêu thị cho đến tận lúc chúng ôi thiu. Năm này qua tháng khác,
chất lượng cà phê đóng lon ngày càng tệ hại, bất chấp việc các quảng cáo suốtngày tán
dương hương vị tuyệt vời của nó.
Họ lừa được dân chúng Mỹ, nhưng họ không lừa được Jerry và Gordon và Zev. Ba người
bạn quyết tâm đi tiên phong và mở cửa hiệu cà phê của riêng mình, dù lúc đó chỉ thu hút
được một số rất ít những người sõi về cà phê. Số thành phố ở Mỹ có những cửa hiệu như
thế chỉ vỏn vẹn trên mười đầu ngón tay mãi cho đến những năm 1980.
Gordon trao đổi với đối tác sáng tạo của mình, nghệ sỹ Terry Heckler, để tìm ra một cái
tên cho cửa hiệu. Gordon nhất quyết đặt tên là Pequod, tên con tàu trong tiểu thuyết Moby
Dickcủa Melville. Nhưng Terry phản đối, “Cậu điên rồi! Chẳng ai đi uống một tách Pee*-
quod cả!” (Pee: nước tiểu)
Các đối tác đều nhất trí cho rằng họ muốn một cái gì đó thật đặc biệt và có liên quan mật
thiết tới miền Tây Bắc. Terry nghiên cứu tên gọi các trại mỏ tồn tại vào thời điểm chuyển
giao thế kỷ ở khu vực Núi Rainer và chọn được tên Starbo. Sau một thời gian động não và
tranh luận, cái tên Starbucks ra đời. Vốn là người mê văn chương, Jerry liên hệ ngay tên
gọi mới này với Moby Dick: người đầu tiên bước lên con tàu Pequod có tên là Starbuck.
Cái tên gợi nên sự lãng mạn của biển cả và những chuyến đi biển của các thương nhân cà
phê đầu tiên trên thế giới.
Terry cũng xem xét hàng chồng sách báo tư liệu về hàng hải cho đến khi anh sáng tạo ra
được logo dựa trên một hình khắc gỗ cũ kỹ xuất hiện vào thế kỷ mười sáu ở Na Uy: một
nàng tiên cá, hay còn gọi là mỹ nhân ngư, hai đuôi bao quanh là tên gọi ban đầu của cửa
hiệu, Cà phê, Trà & Gia vị Starbucks. Hình ảnh mỹ nhân ngư ngực trần đó được sáng tạo
nhằm thể hiện sự cuốn hút của cà phê Starbucks.
Starbucks khai trương không mấy ồn ào vào tháng Tư năm 1971. Cửa hiệu được thiết kế
theo phong cách cổ điển của biển, như thể nó đã nằm đó hằng bao thập kỷ. Mọi chi tiết
đều được làm thủ công. Một bức tường dài được che phủ bởi các kệ gỗ, bức đối diện thì
trưng bày các loại cà phê nguyên hạt, phải có đến tầm ba mươi loại khácnhau. Lúc đó
Starbucks không pha rồi bán cà phê cho khách bằng tách, nhưng thỉnh thoảng họ lại cho
khách hàng dùng thử, và lúc nào cà phê cũng được phục vụ trong tách sứ, vì chỉ như thế
mới cảm nhận hết được tinh túy của cà phê. Những chiếc tách sứ này cũng buộc khách
hàng phải ở lại thêm ít phút để lắng nghe câu chuyện về cà phê.
Ban đầu, Zev là người làm việc duy nhất được trả lương. Anh mặc một chiếc tạp dề của
những người bán tạp phẩm và múc từng muỗng hạt cà phê cho khách hàng. Hai người kia

vẫn làm việc chính thức ở chỗ cũ, nhưng cứ đến giờ ăn trưa và sau khi tan sở họ lại đến
giúp. Zev trở thành chuyên gia bán lẻ, còn Jerry, người đã theo học ,một khóa kế toán,
trông coi sổ sách và dần có được kiến thức sâu rộng về cà phê. Gordon, theo cách mà anh
vẫn thường nói, là “người đàn ông của ma thuật, của sự kỳ bí và lãng mạn”. Có lẽ ngay từ
đầu anh đã thấy rõ rằng mỗi lần đến Starbucks là một lần anh được trốn đến thế giới xa xôi
ngoài thực tại.
Ngay từ ngày khai trương, doanh số đã vượt xa dự kiến. Một cột báo ở vị trí ưu tiên trên tờ
Seattle Timesđã mang đến một lượng khách hàng nhiều không kể xiết vào thứ Bảy kế tiếp
đó. Danh tiếng của cửa hiệu dần lan rộng chủ yếu là nhờ khách hàng chuyền tay
nhau.Trong những năm tháng đầu tiên đó, cà ba người đều cố gắng đến Berkeley để học
hỏi cách rang cà phê của bậc thầy Alfred Peet. Họ làm việc trong cửa hiệu của ông và
quan sát cách ông tương tác với khách hàng. Ông không bao giờ ngưng nhấn mạnh tầm
quan trọng của việc nâng cao kiến thức về cà phê và trà.
Ban đầu, Starbucks đặt mua cà phê ở Peet’s. Nhưng trong vòng một năm, ba người mua
được một chiếc máy rang cà phê đã qua sử dụng ở Hà Lan và tự tay lắp đặt nó trong một
tòa nhà tồi tàn gần trạm Fisherman chỉ với một cuốn sách chỉ dẫn bằng tiếng Đức. Cuối
năm 1972, họ mở cửa hiệu thứ hai, gần khu học xá Đại học Washington. Dần dần, họ xây
dựng được một nhóm khách hàng trung thành nhờ chia sẻ cho khách hàng những gì họ đã
học được về cà phê thượng hạng. Seattle bắt đầu đón nhận sự tinh tế về cà phê của Vùng
Vịnh.
Đối với những người sáng lập Starbucks, chất lượng là điều tối quan trọng. Nhất làJerry,
anh kiên định khắc sâu những quan điểm mạnh mẽ và mục tiêu không thỏa hiệp nhằm
hướng tới sự hoàn hảo của mình lên công ty non trẻ của mình. Rõ ràng anh và Gordon đã
hiểu rõ thị trường của mình, vì năm nào Starbucks cũng kinh doanh có lãi, dù nền kinh tế
có lên hay xuống đi chăng nữa. Họ là những người theo chủ nghĩa thuần túy về cà phê, và
họ không bao giờ kỳ vọng gì hơn việc thu hút được một nhóm nhỏ những người sành sỏi
về cà phê và không chấp nhận loại cà phê thứ cấp.
“Chúng tôi không xây nên công ty này để tối đa hóa cái gì khác ngoài chất lượng,” Jerry
Baldwin bảo tôi khi dùng bữa tại nhà hàng tối hôm đó. Lúc đó chúng tôi đã ăn xong món
chính và bắt đầu thưởng thức món tráng miệng. Cậu bồi bàn rót cho chúng tôi mỗi người
một tách cà phê, và Jerry tự hào tuyên bố rằng đó là cà phê Starbucks.
Tôi chưa từng nghe ai nói về bất cứ một sản phẩm nào giống cái cách mà Jerrynói về cà
phê. Anh không cố tính toán làm sao để tối đa hóa doanh thu; anh chỉ tìm cách mang lại
cho khách hàng thứ mà anh tin rằng họ cần thưởng thức. Đó là một phương thức kinh
doanh, một phương thức bán hàng, mà đối với tôi là quá mới mẻ và đột phá, giống như
loại cà phê Starbucks mà chúng tôi đang thưởng thức vậy.
“Hãy nói tôi nghe đi Jerry,” tôi nói. “Tại sao việc rang cà phê cho tới tận lúc đậm màu lại
quan trọng đến như vậy?”
Jerry bảo tôi rằng chính cách rang đó giúp Starbucks trở nên khác biệt. Alfred Peet đã
khắc sâu trong tâm trí họ một niềm tin mạnh mẽ rằng rang đậm màu sẽ giúp làm cà phê
dậy nên trọn vẹn các hương vị của cà phê.
Jerry giải thích rằng các loại cà phê ngon nhất đều là arabica, đặc biệt là những loại trồng
trên các cao nguyên. Những loại cà phê robusta rẻ tiền thường bán ở siêu thịđều không áp
dụng quy trình rang đậm màu, vì quy trình này sẽ làm cháy chúng. Nhưng cà phê arabica
lại có thể chịu được sức nóng này, vì hạt cà phê càng được rang sẫm màu thì hương vị của
nó càng trọn vẹn.

Các công ty thực phẩm đóng gói thích kiểu rang sáng màu hơn, vì như thế sẽ mang lại lợi
nhuận cao hơn. Cà phê càng rang lâu càng giảm trọng lượng. Rang càng sáng màu thì họ
càng tiết kiệm được nhiều tiền. Nhưng Starbucks quan tâm đến hương vị hơn là lợinhuận.
Ngay từ đầu, Starbucks luôn trung thành với kiểu rang sẫm màu. Jerry và Gordon tiếp thu
cách rang của Alfred Peet rồi đưa ra một phiên bản tương tự, họ gọi nó là kiểu rang Full
City (nay là kiểu rang Starbucks).
Jerry cầm trên tay một chai bia Guiness. Anh giải thích rằng so sánh kiểu rangFull City
với tách cà phê đóng lon bạn mua ở siêu thị cũng giống như so sánh Guiness với
Budweiser. Hầu hết người Mỹ đều thích uống những loại bia nhẹ như Budweiser. Nhưng
một khi đã học được cách yêu những loại bia đậm đà đầy hương vị như Guiness, bạn
không bao giờ có thể quay lại với Bud.
Mặc dù Jerry không thảo luận về các kế hoạch tiếp thị hay các chiến lược kinh doanh, tôi
bắt đầu nhận ra rằng anh có một triết lý kinh doanh mà từ trước đến nay tôi chưa từng
thấy.
Trước hết, mỗi công ty đều phải đại diện cho một cái gì đó. Starbucks không đơn thuần
đại diện cho cà phê ngon, nó đại diện cụ thể cho hương vị cà phê rang sẫm màu mà những
người sáng lập ra nó yêu thích. Đó là điều khiến Starbucks trở nên khác biệt và tạo nên
bản sắc cho nó.
Thứ hai, không phải lúc nào cũng chỉ trao cho khách hàng cái họ yêu cầu. Nếu bạn mang
lại cho họ thứ gì đó họ chưa hề trải nghiệm, thứ gì đó ở tầm cao hơn đến mức cần có thời
gian họ mới có thể phát triển được khẩu vị của mình, bạn sẽ tạo ra được trong họ cảm giác
khám phá, cảm giác phấn khích và sự trung thành kéo họ về phía bạn. Có lẻ sẽ tốn nhiều
thời gian hơn, nhưng nếu bạn sở hữu một sản phẩm tuyệt vời, bạn có thể giáo dục cho
khách hàng cách yêu thích nó thay vì cố lạy lục cầu mong thu hút được cả thị trường.
Những người sáng lập nên Starbucks đã hiểu được một chân lý cơ bản về kinh doanh: để
có được một ý nghĩa nào đó với khách hàng, bạn cần tiếp nhận tri thức và sự tinh tế rồi
truyền lại cho những người muốn học hỏi. Nếu bạn làm được thế, thị phần bé nhỏ có thể
nhanh chóng phát triển to lớn hơn cả trí tưởng tượng của bạn.
Tôi không thông thái đến mức hiểu hết tất cả những điều này ngay lần đầu tiên tôi khám
phá ra Starbucks. Phải mất nhiều năm trời những bài học này mới thấm dần vào máu tôi.
Kể từ đó Starbucks bắt đầu phát triển vượt bậc, mặc dù vậy chất lượng sản phẩm vẫn luôn
được coi là phương châm hàng đầu. Nhưng thảng hoặc, khi việc đưa ra quyết định trên
cương vị đứng đầu trở nên khó khăn, khi lối tư duy quan liêu con buôn bắt đầu lấn át, tôi
trở lại cửa hiệu đầu tiên ở khu chợ Pike Place. Tôi lướt tay trên những quầy hàngbằng gỗ
đã sờn màu. Tôi nắm một nắm hạt cà phê rang sẫm màu rồi để chúng trượt dần qua kẽ tay,
để lại một lớp dầu mỏng đậm hương thơm. Tôi kiên trì nhắc nhở bản thân và những người
chung quanh tôi rằng chúng tôi phải có trách nhiệm với những người đi trước.
Chúng tôi có thể sáng tạo, chúng tôi có thể tái phát minh gần như mọi khía cạnh của kinh
doanh ngoại trừ một điều duy nhất: Starbucks sẽ luôn mang lại cho khách hàng loại cà phê
nguyên hạt rang đậm màu với chất lượng cao nhất. Đó là di sản của chúng tôi.
Trong suốt chuyến bay trở lại New York kéo dài năm tiếng đồng hồ vào hôm sau, tôi
không thể ngừng nghĩ về Starbucks. Nó như một viên ngọc sáng chói lóa vậy. Tôi nhấp
một ngụm cà phê loãng toạt trên máy bay rồi bỏ nó qua một bên. Với tay lấy chiếc va-li,
tôi lôi túi hạt cà phê Sumatra ra, và hít một hơi dài. Tôi ngả người về phía sau, và tâm trí
tôi bắt đầu cuộc du ngoạn của mình.

Tôi tin vào định mệnh. Trong tiếng Đức cổ của người Do Thái, họ gọi nó là bashert. Vào
thời khắc đó, khi bay cao hơn mặt đất 35.000 bộ, tôi có thể cảm thấy được lực hút của
Starbucks. Có một cái gì đó kỳ diệu như ma thuật ẩn bên trong Starbucks, một niềm đam
mê và một bản sắc mà tôi chưa bao giờ nhận thấy ở bất cứ nơi nào.
Có thể, chỉ là có thể thôi, tôi sẽ trở thành một phần của điều kỳ diệu đó. Có thể tôi sẽ giúp
được nó lớn mạnh hơn.
Không biết cái cảm giác xây dựng một doanh nghiệp như Jerry và Gordon đang làm, sẽ
như thế nào nhỉ? Không biết cái cảm giác trở thành một cổ đông, thay vì cứ đến kỳ thì
nhận lương, sẽ như thế nào nhỉ? Liệu tôi có thể mang lại cho Starbucks những gì để khiến
nó trở nên tuyệt vời hơn? Các cơ hội như mở rộng ra trước mắt tôi, bao la như vùng đất tôi
đang bay qua vậy.
Khi tôi đáp xuống sân bay Kennedy, trái tim tôi mách bảo rằng đây chính là định mệnh.
Tôi nhảy vào một chiếc taxi và trở về nhà, về với Sheri.
Đó là cách mà tôi gặp Starbucks, và kể từ đó cả hai chúng tôi đều không còn như trước
nữa.

Dốc hết trái tim ( chương 2)


Một di sản vững vàng là cơ sở giúp bạn hãnh tiến tới 
tương lai 


Mỗi ngày tôi nhắc đi nhắc lại với bản thân mình hàng trăm lần rằng cả
cuộc sống bên trong lẫn cuộc sống bên ngoài của tôi đều dựa vào công
sức của nhiều người khác, cả những người còn sống lẫn những người đã
chết, và rằng tôi phải nỗ lực hết mình để cho đi tương xứng với những gì
tôi đã nhận được.
Albert Einstein




Tương tự việc tôi không phải là người sáng tạo ra Starbucks, Starbucks cũng không phải
là công ty tiên phong mang cà phê espresso và cà phê rang sẫm màu đến nước Mỹ. Trên
thực tế, chúng tôi trở thành những người thừa kế may mắn của một truyền thống vĩ đại. Cà
phê và các tiệm cà phê từ nhiều thế kỷ nay vẫn có một vị trí quan trọng trong cuộc sống
cộng đồng ở châu Âu cũng như châu Mỹ. Chúng đã từng đi liền với biến động  chính trị,
với phong trào của giới văn sĩ, với các cuộc tranh cãi của giới  tri thức ở Venice, Vienna,
Paris và Berlin.
Starbucks gây ảnh hưởng mạnh mẽ vì nó kế thừa di sản này. Nó lấysức mạnh từ chính
lịch sử của mình và những mối dây liên hệ giữa bản thân nó với quá khứ. Đó là điều khiến
Starbucks không đơn thuần chỉ là một công ty đang phát triển mạnh mẽ trên thị trường hay
một cơn sốt nhất thời của những năm 1990.
Đó là điều giúp Starbucks phát triển bền vững.
NẾU NÓ THU HÚT ĐƯỢC BẠN, NÓ CŨNG SẼ LÀM SAY MÊ NHIỀU NGƯỜI
KHÁC
Năm 1981, khi đang làm việc cho Hammarplast, tôi để ý thấy một hiện tượng kỳ lạ: một
nhà bán lẻ nhỏ bé ở Seattle liên tiếp đặt hàng với số lượng  lớn một máy pha cà phê nhất
định. Đó là một thiết bị hết sức đơn giản, chỉ có một miếng nhựa hình nón  đặt trên chiếc
bình thủy.
Tôi bắt đầu tìm hiểu. Hãng cà phê, Trà và Gia vị Starbucks bấy giờ chỉ có bốn cửa hàng
nhỏ,  thế  mà  họ  lại  mua  sản  phẩm  này  với  số  lượng  còn  nhiều  hơn  cả  Macy’s.  Tại  sao
Settle lại mê mẩn loại máy pha cà phê này đến thế trong khi ngày ngày cảcái đất nước này
vẫn luôn dùng những loại bình lọc cà phê bằng điện thông thường?
Thế nên một ngày nọ tôi bảo Sheri, “Anh sẽ đến xem công ty này thế nào. Anh muốn biết
rốt cuộc thì chuyện gì đang xãy ra ở đó.”
Hồi đó tôi đi lại rất thường xuyên, đi khắp đất nước, nhưng tôi chưabao giờ đến Settle.
Thời đó làm gì có ai đến Settle!
Tôi đến thành phố vào một ngày xuân trong vắt và tinh khôi, không khí trong  lành đến
mức phổi tôi như ngừng hoạt động. Những cây anh đào và táo dại vừa bắt đầu trổ hoa. Từ
các con phố trung tâm tôi có thể nhìn thấy những rặng núi phủ đầy tuyết cả phía Đông,
phía Tây và phía Nam thành phố, in lên nền trời xanh một nét đẹp tinh tươm.


Giám đốc kinh doanh bán lẻ của Starbucks, Linda Grossman, gặp tôi ở khách sạn và đưa
tôi đi thăm cửa hàng chính hãng Starbucks tại khu trung tâm chợ Pike Place danh tiếng.
Chúng tôi đi qua các sạp cá hồi tươi rói nơi những cô bán hàng hét toáng vào tai nhau yêu
cầu của khách và ném từng mớ cá nhanh thoăn thoắt, qua những sọt táo tươi sáng bóng và
những dãy bắp cải đều tăm tắp, qua một tiệm bánh thơm nức mùi bánh mì mới ra lò. Đó là
sân  khấu  trình  diễn  nghệ  thuật  của  những  người  nông  dân  địa  phương  và  những  người
kinh doanh nhỏ lẻ. Tôi yêu khu chợ ngay lập tức, và đến giờ vẫn thế. Nó quá tự nhiên, quá
nguyên bản, mang đậm màu sắc của thế giới xưa.
Cửa hàng Starbucks chính hãng là một nơi khá khiêm tốn, nhưng đầy cátính, phía tiền
sảnh hẹp là một nghệ sỹ violon đang chơi một khúc nhạc du dương của Mozart ngay lối
vào, chiếc cặp đựng đàn để mở đón những đồng xu thiện nguyện. Giây phút cánh cửa mở
ra, một hương thơm ngây ngất ùa vào và kéo tôi vào bên trong. Tôi bướcvào và như thể
bắt gặp thánh đường của những người tôn thờ cà phê. Phía sau quầy bán hàng bằng gỗ cũ
là  những  hộp  chứa  các  loại  cà  phê  từ  khắp  nơi  trên  khắp  thế  giới:  Sumatra,  Kenya,
Ethiopia, Costa Rica. Xin hãy nhớ điều này – thời đó hầu hết mọi người đều nghĩ cà phê
chỉ là thức uống đóng lon, chứ ít ai nghĩ đến những hạt cà phê. Còn của hàng này lại chỉ
bán duy nhất cà phê nguyên hạt. Dọc theo hai bên tường là một  cái kệ trưng đầy các ấn
bản về cà phê, có cả những hình ảnh chiếc máy pha cà phê hiệu Hammarplast, màu đỏ,
vàng, đen.
Sau khi giới thiệu tôi với trưởng quầy, Linda bắt đầu nói về lý do tại sao người ta thích
loại máy bình-thủy-và-nón-nhựa này. Một điều khiến họ yêu thích nó là vì  nghi thức pha
chế mà nó mang lại. Starbucks khuyến khích việc pha cà phê bằng tay vì khi dùng máy
pha cà phê bằng điện, cà phê sẽ đóng lại một chỗ và bị cháy.
Khi chúng tôi trò chuyện, trưởng quầy lấy một ít cà phê Sumatra,  nghiền chúng, đặt thứ
bột nghiền được vào một bộ lọc trong miếng nhựa hình nón, và đổ nước  nóng lên trên.
Tuy việc này chỉ mất một phút, anh thực hiện nó một cách hết sức  cung kính, như một
nghệ nhân thực thụ.
Khi anh trao cho tôi chiếc cốc sứ đựng đầy cà phê vừa pha chế, hơinóng và hương thơm
như bao trùm cả gương mặt tôi. Chẳng cần bận tâm đến chuyện thêm đường hay thêmsữa.
Tôi ngấp một ngụm thật nhỏ, từ từ.
Ôi. Tôi ngửa cổ ra sau, hai mắt mở to. Tuy chỉ mới nhấp một ngụm, tôi vẫn có thể khẳng
định rằng nó đậm đặc hơn tất cả các loại cà phê mà tôi từng uống.
Nhận thấy phản ứng của tôi, mọi người cười: “Quá đậm với cậu à?”
Tôi  cười  và  lắc  đầu.  Rồi  tôi  nhấp  một  ngụm  nữa.  Lần  này  tôi  có  thể  cảm nhận  rõ  hơn
hương vị khi nó trượt qua đầu lưỡi.
Đến ngụm thứ ba thì tôi hoàn toàn bị đánh bại.
Tôi cảm thấy như thể mình vừa khám phá ra cả một châu lục mới. Bằng phép so sánh, tôi
nhận ra thứ cà phê mà tôi thường vẫn uống chẳng khác nào nước vo gạo. Tôikhao khát
được biết thêm về trãi nghiệm mới mẻ này. Tôi bắt đầu đặt nhiều  câu hỏi về công ty, về
các loại cà phê từ những khu vực khác nhau trên thế giới, vế các  cách rang cà phê khác
nhau. Trước khi chúng tôi rời cửa hàng, họ còn xay cho tôi thêm một  ít cà phê Sumatra
nữa và tặng tôi một gói làm quà.
Rồi Linda lái xe đưa tôi đến nhà máy rang cà phê Starbucks để giới thiệu tôi với những
người chủ sở hữu công ty, Gerald Baldwin và Gordon Bowker. Họ làmviệc trong một cao
ốc công nghiệp cũ hẹp có tấm cửa hạ bằng kim loại phía trước, cạnh một nhà máy đóng
gói thịt tươi nằm trên đường Airport Way.

Giây phút bước vào, tôi ngửi thấy hương thơm tuyệt vời của những hạt cà phê đang rang,
hương thơm như lấp kín cả căn phòng. Giữa phòng là một thiết bị bằng kim loại dày màu
sáng bạc với một cái khay phẳng lớn phía trước. Linda bảo tôi rằng đó chính là máy rang
cà phê, và tôi hết sức ngạc nhiên khi thấy một chiếc máy nhỏ như thế có thể cung cấp sản
phẩm cho tận bốn cửa hàng. Một anh thợ rang cà phê quàng chiếc khăn lớn màu đỏ hớn hở
vẫy chúng tôi. Anh múc một muỗng nhỏ, gọi là “mẫu thử”, ra khỏi cái máy, xem xét từng
hạt cà phê, ngửi chúng, rồi đặt chúng trở lại chỗ cũ. Anh giải thích rằng mình đang kiểm
tra màu sắc và chú ý lắng nghe cho đến khi nào mọi hạt cà phê đều nổ hai lần, như thế mới
đảm bảo rang đủ độ. Đột nhiên, sau một tiếng đập mạnh, anh mở nắp cái máyvà đổ một
mẻ cà phê nóng và sáng bóng lên chiếc khay làm nguội. Một cái cầu kimloại bắt đầu xoay
mòng mòng để làm nguội những hạt cà phê, và một làn hương tươi mới tràn về phía chúng
tôi – chắc chắn đó là loại cà phê đậm nhất và tuyệt vời nhất mà bạn từng thưởng thức. Nó
mạnh đến mức đầu óc tôi như choáng váng.
Chúng tôi lên tầng trên và đi qua một dãy bàn cho đến khi đến được khu vực văn phòng ở
phía sau, mỗi phòng đều có cửa sổ cao với lớp kính dày. Mặc dù chủ tịch Jerry Baldwin
lúc đó treo một chiếc cà-vạt bên trong áo lên, bầu không khí vẫn toát lên  vẻ thân thiện.
Người đàn ông có mái tóc sẫm màu và ngoại hình ưa nhìn này mỉm cười và bắt tay tôi. Tôi
có cảm tình với anh ngay lập tức, tôi nhận thấy ở anh sự khiêm tốnvà chân thành, cùng
với một khiếu hài hước sắc sảo. Rõ ràng là cà phê là tình yêu của anh. Anh đang thực hiện
nhiệm vụ giáo dục khách hàng nhận thức được những kỳ tích đến từ cà phê đẳng-cấp-thế-
giới, loại cà phê được rang và pha chế một cách hoàn hảo nhất.
“Đây là một số hạt mới chuyển về từ Java,” anh nói. “Chúng tôi vừa rang một mẻ. Cậu thử
đi.” Tự anh đi pha cà phê, sử dụng một cái bình thủy tinh mà anh gọi là bình ép kiểu Pháp.
Khi anh nhẹ nhàng ấn pít-tông xuống phần cà phê đã nghiền và cẩn thận rót tách đầu tiên,
tôi chợt để ý thấy có ai đó đang đứng ở cửa, một người đàn ông dáng thanh mảnh, để râu,
với mớ tóc bù xù vắt ngang trán và đôi mắt nâu thẫm. Jerry giới  thiệu Gordon Bowker,
cộng sự của anh ở Starbucks, rồi mời anh ngồi cùng chúng tôi.
Tôi tò mò không hiểu điều gì đã đưa đẩy hai người đàn ông này cống hiến hết cả cuộc
sống của mình vì cà phê. Starbucks đã ra đời cách đó mười năm, và họ thì giờ cũng sắp
bước sang độ tứ tuần. Ở họ toát ra thứ tình bạn vô cùng thân thiết, nảy nở từ hồi họ còn là
bạn cùng phòng ký túc xá ở Đại học San Francisco đầu những năm 1960.
Nhưng họ trông rất khác nhau. Jerry kín tiếng và kiểu cách, còn Gordon lạiphóng khoáng
và nghệ sỹ, không giống bất cứ ai khác tôi từng gặp. Nghe họ trao đổi, tôi dám chắc cả hai
đều rất thông minh, đi nhiều nơi và đặc biệt là đam mê cà phê.
Jerry đang điều hành Starbucks, còn Gordon thì chia thời gian của mình cho Starbucks và
công ty quảng cáo của riêng anh, một tờ tuần san mà anh sáng lập, và một nhà máy bia vi
mô* (Microbrewery – một kiểu nhà máy nhỏ chuyên sản xuất một sản phẩm đặc biệt với
số lượng hạn chế) mà anh đang muốn khởi công, tên là Nhà máy bia Redhook Ale. Lúc đó
tôi thật sự thắc mắc không biết thế nào là một nhà máy bia vi mô. Gordon rõ ràng là lúc
nào cũng đi trước thời  đại, trong anh luôn ngập tràn những tri thức  mới lạ và những  ý
tưởng tuyệt vời.
Tôi hoàn toàn mê đắm. Một nền văn hóa hoàn toàn mới đang mở ra trước mắttôi, với xiết
bao điều cần học hỏi và xiết bao nơi cần khám phá.
Chiều hôm đó tôi gọi cho Sheri từ khách sạn. “Anh đang ở xứ sở của Chúa!” tôi nói. “Anh
biết mình muốn sống ở đâu: đó chính là Settle, Washington. Mùa hè này anh  muốn em
đến đây và tận mắt cảm nhận nơi này”.
Đây là thành địa Mecca của tôi. Thế là tôi đã đến.





Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

Sách : Dốc hết trái tim ( chương 1)


Trí tưởng tượng, ước mơ, và xuất thân hèn kém

Chỉ bằng trái tim ta mới nhìn đúng được vạn vật.
Những thứ cốt lõi đều không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Antoine de Saint-Exupéry, Hoàng tử bé

Starbuck ngày hôm qua là thành quả của hai nhân tố quan trọng. Nhân tố thứ nhất là
Starbucks thời kỳ đầu, thành lập năm 1971, một công ty tràn đầy nhiệt huyết với quyết
tâm mang lại cho khách hàng loại cà phê đẳng cấp thế giới và mong muốn chứng tỏ cho
khách hàng thấy rằng cà phê có thể trở nên tuyệt vời đến thế nào.

Nhân tố thứ hai là tầm nhìn và những giá trị mà tôi mang đến cho công ty: sự kết hợp giữa
định hướng cạnh tranh và khao khát muốn tất cả mọi người trong tổ chức đều có thể sánh
bước cùng nhau đi đến chiến thắng. Tôi muốn pha cả sự lãng mạn vào từng tách cà phê,
muốn can đảm nỗ lực để đạt được điều mà người khác cho rằng không thể, muốn thách
thức nghịch cảnh bằng những ý tưởng sáng tạo, và muốn làm tất cả những điều này bằng
sự tinh tế và bằng phong cách của riêng mình.
Trên thực tế Starbucks sẽ khó lòng đến vị trí ngày hôm nay nếu không có tác động của cả
hai nhân tố đó.
Vào thời điểm tôi khám phá ra Starbucks, thương hiệu này đã phát triển được mười năm.
Tôi biết được lịch sử hình thành ban đầu của nó qua lời kể của những thành viên sáng lập
và tôi sẽ thuật lại cho các bạn nghe câu chuyện đó ở Chương Hai. Trong cuốn sách này,
tôi sẽ kể lại câu chuyện theo đúng cái cách mà tôi kinh qua nó, bắt đầu những năm tháng
đầu tiên của đời tôi, bởi lẽ đa số các giá trị hình thành nên sự lớn mạnh của Starbucks
ngày hôm này bắt nguồn từ một căn hộ chung cư chật chội ở Brooklyn, New York.
XUẤT THÂN HÈN KÉM CÓ THỂ KHƠI DẬY TRONG BẠN CẢ NGHỊ LỰC LẪN
TÌNH YÊU
Có một điều tôi nhận thấy ở những người theo chủ nghĩa lãng mạn: Họ cố gắng tạo ra một
thế giới tươi mới và tố đẹp hơn sự buồn tẻ của cuộc sống thường nhật. Đó cũng chính là
cái đích mà Starbucks nhắm tới. Chúng tôi cố gắng biến những cửa hiệu của mình thành
một ốc đảo, nơi bạn có thể nghĩ ngơi sau một ngày mệt nhọc, thưởng thức một bản jazz và
suy nghĩ vẫn vơ về cuộc sống bên tách cà phê.
Những kiểu người nào thường mơ về một nơi như thể?
Từ kinh nghiệm cá nhân, tôi tin rằng khi xuất thanh của bạn càng tầm thường, bạn lại càng
có xu hướng muốn dùng trí tưởng tượng của mình để khám phá những thế giới nơi mọi
thứ dường như đều có thể xảy ra.
Điều này tất nhiên hoàn toàn đúng trong trường hợp của tôi.
Khi tôi mới ba tuổi, gia đình tôi chuyển khỏi căn hộ của bà nội để sống ở Khu Quy Hoạch
Bayview vào năm 1956. Khu này nằm ngay trung tâm Canarsie, trên vịnh Jamaica, cách
sân bay và đảo Coney khoảng 15 phút chạy xe. Thời đó, Khu Quy Hoạch chẳng tệ chút
nào, nó trông khá thân thiện, lại bề thế và sum suê cây cối với khoảng một tá khu nhà xây
gạch cao tám tầng, tất cả đều mới toanh. Trường tiểu học P.S. 272 nằm ngay bãi đất quanhKhu Quy Hoạch, có cả sân chơi, sân bóng rổ, và sân trường thì được lát gạch tinh tươm.
Thế nhưng, chẳng ai tự hào khi được sống ở Khu Quy Hoạch cả, bố mẹ chúng tôi đều là
những người mà ngày nay gọi là “dân lao động nghèo”.
Tuy vậy, tôi vẫn có rất nhiều ký ức hạnh phúc trong suốt thời thơ ấu của mình. Lớn lên ở
Khu Quy Hoạch góp phần hình thành trong tôi một hệ thống giá trị cân bằng vì nó buộc
tôi phải sống hòa đồng với rất nhiều kiểu người khác nhau. Riêng khu chúng tôi đã có tới
150 gia đình, và chúng tôi dùng chung một cái thang máy bé tẹo. Căn hộ nào cũng nhỏ
xíu, và gia đình tôi lúc đầu phải nhồi nhét nhau trong một căn chật nêm chỉ có hai phòng
ngủ.
Bố và mẹ tôi đều xuất thân từ tầng lớp lao động, đã hai đời sinh sống ở nhánh Tây New
York thuộc Brooklyn. Ông nội tôi mất sớm nên bố tôi phải thôi học và làm việc khi mới
thanh niên. Chiến tranh Thế giới thứ II nổ ra, ông làm quân y cho Quân đội tại Nam Thái
Bình Dương, New Caledonia và Saipan, nơi ông mắc bệnh số vàng da và sốt rét. Hậu quả
là phổi ông rất yếu, và thường xuyên bị cảm hàn. Chiến tranh kết thúc, ông làm một loạt
các công việc tay chân khác nhau nhưng không tìm được việc đúng với ước mơ của mình,
bố tôi chưa bao giờ vạch ra được một hướng đi nào cho cuộc đời mình.
Mẹ tôi là một phụ nữ mạnh mẽ và đầy nghị lực. Tên bà là Elaine, nhưng người ta gọi là
Bobbie. Về sau, bà làm tiếp tân cho một khách sạn, nhưng khi chúng tôi còn bé, bà phải
dành thời gian cả ngày để chăm sóc chúng tôi.
Em gái tôi, Ronnie, suýt soát tuổi tôi, cũng trãi qua thời thơ ấu đầy khó khăn như tôi.
Nhưng ở một chừng mực nào đó, tôi đã xoay xở để em trai tôi, Michael, không bị ảnh
hưởng bởi những thiếu thốn kinh tế của gia đình và chỉ bảo em cách vạch ra những hướng
đi trong cuộc đời, điều mà bố mẹ đã không thể mang lại cho tôi. Hễ tôi đi đâu là Michael
theo đó. Tôi thường gọi em là “Cái bóng”. Tuy cách nhau tám tuổi, chúng tôi đã xây dựng
được một mối quan hệ hết sức gần gũi, tôi thay bố chăm sóc em. Tôi hãnh diện thấy em
trở thành một vận động viên giỏi, một sinh viên xuất sắc và rồi cuối cùng đã đạt được
thành công trong sự nghiệp kinh doanh của mình.
Hồi bé ngày nào tôi cũng chơi thể thao với bọn trẻ hàng xóm từ sáng tới tối mịt. Hễ có
thời gian là bố lại cùng chơi với chúng tôi, sau giờ làm hoặc vào dịp cuối tuần. Cứ sáng
thứ Bảy và Chủ Nhật, bắt đầu từ 8 giờ, hàng trăm đứa lóc nhóc chúng tôi lại tập trung lại
sân trường. Bạn phải chơi thật giỏi, vì nếu không giành chiến thắng, bạn sẽ bị loại khỏi
cuộc chơi, bị buộc phải ngồi xem nhiều giờ đồng hồ chờ tới lượt mình. Thế nên lúc nào tôi
cũng ra sức giành chiến thắng.
May mắn thay, tôi là một vận động viên có năng khiếu bẩm sinh. Dù là bóng chày, bóng
rổ hay bóng bầu dục, tôi luôn lao vào chơi hết mình cho đến khi thật giỏi mới thôi. Tôi
thường khởi xướng các trận bóng chày hay bóng rổ với bất kể lũ trẻ hàng xóm nào – từ
những đứa người Do Thái, đến những đứa người Ý và những đứa da đen. Chẳng cần ai
thuyết giảng cho chúng tôi nghe về sự khác biệt màu da; chúng tôi sống cùng nó.
Lúc nào trong tôi cũng tràn đầy đam mê không thể kiểm soát nổi đối với những thứ tôi yêu
thích. Đam mê đầu tiên của tôi là bóng chày. Thời đó ở New York mọi cuộc đối thoại đều
bắt đầu và kết thúc bằng chuyện về bóng chày. Người ta liên kết hay đối nghịch nhau
không phải vì màu da hay tôn giáo mà vị đội bóng họ hăm mộ. Lúc đó đội Doegers vừa
rời khỏi Los Angeles (điều này đã làm bố tôi đau khổ biết bao nhiêu, ông không bao giờ
tha thứ cho họ), nhưng chúng tôi vẫn có nhiều đội bóng chày tuyệt vời khác. Tôi còn nhớ
khi cuốc bộ về nhà mà hai bên đường ầm ĩ những tiếng bình luận trực tiếp trên đài phát
thanh qua những cánh cửa sổ mở.Tôi là cổ động viên cứng cựa của đội Yankees, và số trận bóng chày mà bố đưa tôi và em
tôi đi xem thật không tài nào đếm xuể. Chẳng bao giờ chúng tôi có được chỗ ngồi tốt cả,
nhưng chẳng vấn đề gì. Chỉ riêng việc được có mặt ở đó đã quá tuyệt vời rồi. Mickey
Mantle là thần tượng của tôi. Số áo của anh, số 7, nằm chễm chệ trên áo sơ mi của tôi,
giày thể thao của tôi, mọi thứ mà tôi sở hữu. Khi chơi bóng chày, tôi bắt chước cả tư thế
và những cử chỉ của Mickey Mantle.
Khi Mick giải nghệ, tôi đã thực sự không thể tin vào tai mình. Sao anh ấy lại có thể thôi
chơi bóng được cơ chứ? Bố đưa tôi đến cả hai Ngày kỷ niệm Mickey Mantle ở Sân
Yankee, ngày 18 tháng Chín, 1968 và ngày 8 tháng Sáu, 1969. Chứng kiến buổi lễ, thấy
mọi người tôn vinh anh, đồng đội tạm biệt anh, và nghe anh nói, tôi cảm thấy buồn khủng
khiếp. Bóng chày từ đó đối với tôi chẳng bao giờ còn được như trước nữa. Mick đã trở
thành một dấu ấn lớn lao trong cuộc đời chúng tôi đến nỗi nhiều năm sau, khi anh mất, tôi
nhận được rất nhiều cuộc điện thoại chia buồn từ những người bạn thuở nhỏ, những người
đã mấy mươi năm tôi chẳng có chút tin tức gì.
Cà phê không phải là cái gì đó quá đặc biệt trong tuổi thơ của tôi. Mẹ lúc nào cũng dùng
cà phê pha sẳn. Khi bạn bè đến chơi, bà sẽ mua ít cà phê đóng hộp và lôi chiếc máy pha cà
phê trong tủ ra. Tôi nhớ cảnh mình lắng nghe những tiếng rền trầm phát ra từ cái máy và
ngắm nhìn cái nắp thủy tinh nhỏ bé cho đến tận lúc cà phê bật mạnh ra như một hạt đậu
biết nhảy.
Chỉ đến khi lớn lên tôi mới bắt đầu nhận ra kinh tế gia đình tôi eo hẹp đến mức nào. Thảng
hoặc chúng tôi đến ăn ở một nhà hàng Trung Hoa, và bố mẹ sẽ tranh cãi nhau xem phải
gọi món gì, mối quan tâm duy nhất là hôm đó trong ví bố có bao nhiêu tiền. tôi cảm thấy
vô cùng giận dữ và xấu hổ khi phát hiện ra rằng buổi cắm trại qua đêm mà tôi tham gia hồi
hè là một chương trình bao cấp dành cho lũ trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Sau đó tôi không
bao giờ đồng ý tham gia vào chương trình đó nữa.
Khi lên trung học, tôi mới thấu hiểu cảm giác tủi thân khi phải sống ở Khu Quy Hoạch.
Trường Trung học Canarsie chỉ cách khu chúng tôi chưa đầy một dặm, nhưng muốn đến
đó tôi phải đi bộ dọc các con phố chằng chịt những ngôi nhà sang trọng hai ba tầng chỉ với
một gia đình sinh sống. Tôi biết những người sống ở đó luôn coi thường chúng tôi.
Có lần tôi xin phép mời một cô gái đi chơi, cô ấy sống ở một vùng khác cũng thuộc New
York. Tôi còn nhớ khuôn mặt của ông bố đã trượt dài thảm não thế nào khi ông ấy hỏi:
“cậu sống ở đâu?”
“Gia đình con sống ở Brooklyn,” tôi trả lời.
“Chỗ nào?”
“Canarsie.”
“Chỗ nào?”
“Khu Quy Hoạch Bayview.”
“Ồ.”
Tuy không nói ra nhưng phản ứng của ông ấy cho tôi thấy rõ là tôi đang bị xem thường, và
điều này khiến tôi khó chịu.
Là con lớn trong nhà với hai đứa em nhỏ, tôi phải trưởng thành thật sớm. Tôi bắt đầu kiếm
tiền từ khi còn nhỏ. Mười hai tuổi, tôi thường xuyên đi giao báo khắp các nhà; sau đó làm
việc ở quầy thu ngân của một tiệm ăn địa phương. Mười sáu tuổi, tôi làm việc sau giờ học
tại trung tâm may mặc ở Manhattan, ở bộ phận chế biến lông thú, lột da động vật. Đó làmột công việc kinh tởm và đã để lại những vết chai dày trên hai ngón tay cái của tôi. Tôi
trãi qua mùa hè nóng nực trong một xí nghiệp bóc lột nhân công tàn tệ, hấp sợi cho một
nhà máy dệt. Tôi luôn dành một phần tiền kiếm được gửi cho mẹ - không phải vì bà bảo
tôi mà vì tự thân tôi thấy thương cho hoàn cảnh mà bố mẹ tôi đang sống.
Thế rồi, vào những năm 1950 và đầu những năm 1960, giấc mơ Mỹ trở thành một khái
niệm gây tác động mạnh mẽ, và tất cả chúng tôi đều cảm thấy mình là một phần của giấc
mơ đó. Mẹ đã truyền cảm giác đó cho chúng tôi. Bản thân bà chưa bao giờ tốt nghiệp
được trung học, và giấc mơ lớn nhất đời bà là cho cả ba đứa con đi học đại học. Bằng sự
khôn khéo, thực tế và cương quyết của mình, bà đã mang lại cho tôi một niềm tin to lớn.
Hết lần này đến lần khác, bà đặt tấm gương của những con người thành công trước mắt
tôi, chỉ cho tôi thấy những người đã tạo nên một điều gì đó lớn lao trong cuộc sống và
khăng khăng rằng tôi cũng có thể đạt được bất cứ thứ gì tôi muốn, nếu tôi dành cả trái tim
mình cho nó. Bà khuyến khích tôi thử thách bản thân bằng cách tự đặt mình vào những
tình huống khó khăn, để tôi có thể học được cách vượt qua trở ngại. Tôi không biết bằng
cách nào bà có được sự thông thái đó, vì đó không phải những nguyên tắc sống của bà.
Nhưng bà đã buộc tôi phải thành công.
Nhiều năm sau, trong một lần mẹ tôi đến thăm Settle, tôi khoe với bà những văn phòng
mới của chúng tôi ở Trung tâm Starbucks. Khi chúng tôi dạo bước quanh các phòng ban
và nhà xưởng, nhìn mọi người tất bật trả lời điện thoại và gõ liên tục các bàn phím máy
tính, tôi biết chắc rằng mọi thứ đang quay mòng mòng trong đầu bà khi chứng kiến tầm cỡ
và quy mô của công việc này. Cuối cùng, bà ghé sát tai tôi thì thầm: “Ai trả nổi tiền cho
từng này người vậy con?” điều đó vượt ngoài sức tưởng tượng của bà.
Trong suốt quãng đời thời thơ ấu, tôi chưa bao giờ mơ có ngày mình sẽ làm kinh doanh.
Người doanh nhân duy nhất tôi biết là chú tôi, Bill Farber. Chú có một nhà máy giấy nhỏ
ở Bronx, nơi về sau chú thuê bố tôi làm đốc công. Tôi không biết chắc rốt cuộc rồi mình
sẽ làm công việc gì, nhưng tôi biết mình phải thoát khỏi sự vất vả mà bố mẹ tôi phải chịu
đựng hàng ngày. Tôi phải thoát khỏi Khu Quy Hoạch, thoát khỏi Brooklyn. Tôi còn nhớ
có lần nằm dài trên giường lúc giữa đêm và nghĩ: Sẽ thế nào nếu mình có một quả cầu pha
lê và có thể nhìn thấy tương lai nhỉ? Nhưng rồi tôi nhanh chóng dập tắt suy nghĩ đó, vì tôi
nhận ra mình sẽ sợ hãi đến mức không dám nhìn vào nó.
Lúc đó tôi chỉ biết có một con đường duy nhất: thể thao. Như lũ trẻ trong bộ phim Hoop
Dreams, bạn bè tôi và cả tôi tin rằng thể thao chính là tấm vé đưa chúng tôi đến với một
cuộc sống sung sướng. Hồi trung học, tôi chỉ ép mình vào chuyện học hành nếu bị bắt
buộc, bởi vì tôi thấy những thứ thầy cô ra giảng ở lớp học chẳng ăn nhập vào đâu cả. Thay
vào đó tôi dành hầu hết thời gian để chơi bóng.
Tôi sẽ không bao giờ quên cái ngày tôi chính thức trở thành thành viên đội bóng. Biểu
trưng của niềm vinh dự này là một chữ C màu xanh lam thật to in trên áo jacket, chữ C
khẳng định tôi đã trở thành một vận động viên thực thụ. Nhưng mẹ tôi không thể xoay nổi
29 đô-la để mua cho tôi cái áo jacket in chữ ấy, mẹ bảo tôi ráng đợi thêm khoảng một tuần
nữa chờ bố đến ngày nhận lương. Tôi thất vọng tràn trề. Mọi người ở trường đều đã lên kế
hoạch mặc đồng phục in chữ vào một ngày cố định rồi. Tôi không thể xuất hiện mà không
có cái áo jacket được, nhưng tôi cũng không muốn làm mẹ tôi phiền lòng thêm nữa. Vậy
là tôi mượn tiền của một người bạn để mua chiếc jacket đó và mặc nó vào đúng ngày,
nhưng tôi giữ kín không cho bố mẹ biết chuyện này cho đến tận khi họ xoay xở đủ tiền.
Chiến thắng lớn nhất của tôi thời trung học là trở thành tiền vệ, điều này khiến tôi thành ra
nổi tiếng giữa 5.700 sinh viên ở Canarsie High. Trường tôi nghèo đến mức chúng tôi
chẳng có nổi một sân bóng riêng, và chúng tôi chưa bao giờ có khái niệm chơi bóng trênsân nhà. Đội tôi chơi cực tệ, nhưng ít ra tôi cũng nằm trong nhóm những tay khá khẳm
nhất.
Rồi một ngày nọ, một người đàn ông đến theo dõi một trong số những trận đấu của chúng
tôi để chọn ra một cầu thủ chơi phòng ngự xuất sắc. Tôi không hề biết đến sự có mặt của
anh ta. Vài ngày sau, tôi nhận được một lá thư gửi từ trường Đại học Bắc Michigan, nơi
mà trong tâm trí tôi luôn coi như một hành tinh hoàn toàn khác cái hành tinh tôi đang
sống. Họ đang tuyển người cho đội bóng bầu dục. Bạn tự hỏi tôi có thích không ư? Tôi hò
hét và nhảy loạn cả lên. Cảm giác tuyệt vời như thể nhận được lời mời vào nhóm biệt phái
NFL (*Liên đoàn bóng đá Quốc gia Mỹ) vậy.
Trường Bắc Michigan rốt cuộc đã trao cho tôi một suất học bổng bóng bầu dục, đó cũng là
suất học bổng duy nhất mà tôi nhận được. Nếu không có nó, tôi chẳng biết mình phải làm
thế nào để biến giấc mơ của mẹ tôi thành sự thật, để tôi có thể đặt chân vào cổng trường
đại học.
Trong kỳ nghĩ xuân năm cuối cấp 3, bố mẹ đã lái xe đưa tôi đến một nơi tuyệt vời ngoài
sức tưởng tượng của tôi. Chúng tôi vượt gần một ngàn dặm đường để đến Marquette, nằm
ở vùng phần Thượng của bán đảo Michigan. Trước giờ chúng tôi chưa hề đi đâu khỏi New
York, nên bố mẹ tôi thực sự hứng khởi với chuyến phiêu lưu này. Chúng tôi băng qua hết
núi rừng rậm rạp đến đồng bằng mênh mông, qua những hồ nước rộng lớn chẳng kém gì
đại dương. Khi đến nơi, hình ảnh khu học xá của trường ập vào mắt tôi, một hình ảnh
nước Mỹ mà tôi chỉ thấy trên phim ảnh, với những cây cao đang đâm chồi, những sinh
viên cười nói pha trò vui vẻ, những chiếc đĩa nhựa Frisbee bay khắp không trung.
Vậy là cuối cùng tôi đã rời khỏi Brooklyn.
Thật tình cờ, cũng chính năm đó Starbucks được thành lập tại Seattle, một thành phố mà
ngay cả trí tưởng tượng của tôi cũng không nghĩ tới.
Tôi mê rít sự tự do và phóng khoáng của cuộc sống đại học, tuy ban đầu tôi có thấy hơi cô
đơn và lạc lõng. Tôi thân được vài người bạn trong năm nhất và may mắn được ở cùng
phòng với họ trong suốt bốn năm đại học, và cả sau khi tốt nghiệp nữa. Có hai lần tôi gọi
em trai tôi và nó đã bay đến thăm tôi. Một năm nọ, vào Ngày Của Mẹ, tôi bí mật xin quá
giang xe về New York để khiến bà bất ngờ.
Hóa ra tôi không giỏi chơi bóng bầu dục như tôi tưởng và rốt cuộc chẳng được thi đấu
chính thức trong đội bóng. Để tiếp tục ở lại trường, tôi phải vay tiền và làm thêm bán thời
gian cũng như toàn bộ lỳ nghĩ hè để trang trãi mọi chi phí. Tôi từng làm nhân viên quầy
bar ca đêm cho một quán rượu, và thậm chí tôi còn đôi lần bán máu nữa. Dù vậy, đó vẫn
là những năm tháng vô cùng hạnh phúc, chẳng phải bận tâm với quá nhiều trách nhiệm.
Với số hiệu nhập ngũ 332, tôi không phải lo lắng đến chuyện bị đưa ra chiến trường.
Tôi chọn chuyên ngành truyền thông và theo học các khóa diễn thuyết trước công chúng
và giao tiếp. Vào năm cuối tôi học thêm một số lớp kinh doanh, bởi lẽ lúc đó tôi bắt đầu lo
lắng không biết sau khi tốt nghiệp mình sẽ làm gì. Tôi giữ được điềm trung bình ở mức B.
chỉ ép bản thân vào chuyện học hành khi sắp đến kỳ thi hay đến lượt mình phải thuyết
trình.
Sau bốn năm, tôi trở thành người đầu tiên trong gia đình tốt nghiệp đại học. Trong mắt bố
mẹ, tôi đã đạt được một phần thưởng to lớn: tấm bằng đại học. Nhưng tôi hoàn toàn mất
phương hướng. Không ai giúp tôi nhận thức được giá trị của những kiến thức mà tôi học
được. Từ đó trở đi tôi thường nói vui rằng: Nếu có ai đó hướng dẫn và định hướng giúp
tôi, tôi chắc chắn trở thành một nhân vật mà nhiều người phải kiên dè.Phải mất nhiều năm tôi mới tìm được niềm đam mê của mình trong cuộc sống. Từ đó mỗi
bước tôi đi lại là một bước nhảy vọt tiến về phía xa bên ngoài hiểu biết của tôi, mỗi thời
khắc lại chứa đựng ngày càng nhiều mạo hiểm. Nhưng việc thoát khỏi Brooklyn và kiếm
được tấm bằng đại học đã mang lại cho tôi dũng kí để tiếp tục ước mơ.
Tôi luôn cố dấu việc mình lớn lên ở Khu Quy Hoạch. Tôi không lừa dối ai cả, chỉ có điều
tôi không muốn nhắc đến chuyện đó, vì nó chẳng phải cái gì hay ho để mà đem khoe.
Nhưng dù tôi có cố chối bỏ đến đâu đi chăng nữa, những ký ức thời thơ ấu vẫn mãi in sâu
trong tâm trí tôi. Tôi không bao giờ quên được cảm giác sợ hãi đứng qua một bên, không
dám nhìn vào quả cầu pha lê để nhìn thấy tương lai của mình.
Tháng Mười Hai 1994, một bài viết trên New York Times nói về thành công của
Starbucks có đề cập rằng tôi lớn lên ở Khu Quy Hoạch vùng Canarsie. Sau khi lên báo, tôi
nhận được rất nhiều lá thư gửi từ Bayview và các vùng lân cận. Hầu hết người viết là
những bà mẹ đang cố gắng định hướng cho các con mình, họ nói rằng câu chuyện của tôi
đã mang lại cho họ niềm hy vọng.
Những trở ngại ngăn tôi thoát khỏi ngheo khổ để đến được vị trí của ngày hôm nay thật
không bút mực nào kể xiết. Tôi đã vượt qua chúng như thế nào?
May mắn đã mỉm cười với tôi, điều đó hoàn toàn đúng, Michael em trai tôi lúc nào cũng
bảo vậy. Nhưng trong câu chuyện của tôi, tính bền chí và nghị lực cũng quan trọng không
kém gì tài năng và vận may. Tôi đã buộc thành công phải đến. Tôi nắm cuộc sống trong
tay mình, học hỏi từ kinh nghiệm của tất cả những người tôi gặp, tận dụng mọi cơ hội tôi
nhận được, và từng bước một định hình nên thành công cho mình.
Ban đầu tôi hoàn toàn bị lấn át bởi nỗi sợ thất bại, nhưng khi tôi dần qua được từng thử
thách, nỗi lo lắng trong tôi được thay thế bằng một sự lạc quan ngày càng lớn. Một khi
bạn vượt qua được những trở ngại tưởng chừng không vượt qua nổi, mọi rào cản khác sẽ
hóa ra tầm thường hơn rất nhiều. Hầu như ai cũng có thể đạt được những thứ còn tuyệt vời
hơn mơ ước của mình nếu họ kiên trì theo đuổi. Tôi luôn khuyến khích mọi người mơ
những giấc mơ thật lớn, gắng xây nên nền móng vững chắc, luôn hút thông tin nhanh như
một miếng mút, và không ngại ngần bất chấp những gì mà người ta luôn cho là đúng. Một
việc mà từ trước đến nay chưa ai làm được không có nghĩa là bạn không nên thử sức
mình.
Tôi không thể mang tới cho bạn bất kỳ một bí quyết thành công hay một kết hoạch hoàn
hảo để chiến thắng trong thế giới kinh doanh nào cả. Nhưng chính trãi nghiệm của tôi sẽ
cho bạn thấy rõ rằng ta hoàn toàn có thể bắt đầu bằng hai bàn tay trắng và đạt được những
thứ còn tuyệt diệu hơn cả trong mơ.
Trong một chuyến đi New York gần đây, tôi trở lại Canarsie, để nhìn ngắm Bayview lần
đầu tiên sau gần hai mươi năm. Thật ra trông cũng chẳng tệ, ngoại trừ cái lỗ đạn chỗ cửa
ra vào và những vết cháy xém gần chuông cửa. Khi tôi còn sống ở đây, chúng tôi làm gì
có khung cửa sổ bằng sắt, mà hồi đó chúng tôi cũng chẳng có điều hòa không khí. Tôi
thấy một đám trẻ đang chơi bóng rổ, như tôi vẫn hay chơi ngày xưa, và ngắm một bà mẹ
trẻ đang nựng con trong một chiếc xe đẩy. Chợt một em bé ngước lên nhìn tôi, và tôi tự
hỏi: “Ai trong số những đứa trẻ này sẽ vượt lên và đạt được giấc mơ cho bản thân mình?”
Tôi dừng chân cạnh trường Trung học Canarsie, nơi đội bóng đang luyện tập. Trong
không khí mùa thu ấm áp, những bộ đồng phục màu xanh lơ và hiệu lệnh thi đấu mang cái
cảm giác phấn khích thời thơ ấu tràn về trong tôi. Tôi hỏi xem huấn luyện viên ngồi ở đâu.
Từ giữa đám trai trẻ vai u thịt bắp, hình ảnh một người nhỏ bé đội mữ đỏ hiện lên. Tôi hết
sức ngạc nhiên khi chạm mặt Mike Camardese, đồng đội cũ của tôi ngày trước. Anh cậpnhật cho tôi tình hình đội bóng, kể cho tôi nghe cuối cùng thì trường cũng có được sân
bóng riêng như thế nào. Thật tình cờ, mọi người đang lên kế hoạch chuẩn bị cho buổi lễ
hôm thứ Bảy để đặt tên sân bóng theo tên huấn luyện viên của chúng tôi ngày xưa, thầy
Frank Morogiello. Nhân dịp này, tôi quyết định cam kết tài trợ cho đội bóng trong năm
năm. Nếu không có sự giúp đỡ của thầy Morogillo, sẽ chẳng có tôi của ngày hôm nay. Có
lẽ món quà của tôi sẽ giúp một vận động viên nào đó ở Canarsie, một người có quyết tâm
của tôi ngày xưa, vươn lên vượt qua số phận và đạt được điều mà không ai tưởng tượng
được.
Tôi thường nghe kể rằng một số huấn luyện viên thường đối mặt với một tình huống éo le
rất kỳ lạ. Những cầu thủ đẳng cấp thế giới trong đội bóng – những cầu thủ với tài năng và
phong độ vượt trội – đôi khi lại sa sút khi đến thời điểm quyết định. Lại có một cầu thủ
khác trong đội, một nhân vật vốn hết sức bình thường và chẳng có gì nổi trội, nhưng đến
thời điểm quan trọng, anh ta lại chính là người mà huấn luyện viên đưa ra sân. Anh ta
quyết tâm và khao khát chiến thắng đến mức anh ta có thể chơi xuất sắc hơn hẳn những
cầu thủ đỉnh cao nhất trong những thời khắc quyết định.
Tôi tự thấy mình cũng giống gã cầu thủ bình thường đó. Tôi lúc nào cũng đầy quyết tâm
và khao khát, nên khi đến thời điểm quyết định, nhiệt huyết trong tôi luôn căng tràn. Rất
lâu sau khi các cầu thủ khác đã dừng lại nghỉ ngơi lấy sức, tôi vẫn mãi miết chạy, đuổi
theo cái mà không ai khác ngoài tôi có thể nhìn thấy được.
ĐỦ NGHĨA LÀ CHƯA ĐỦ
Mọi trải nghiệm đều giúp bạn sẵn sàng hơn cho trải nghiệm kế tiếp. Chỉ có điều bạn
không tài nào biết được trãi nghiệm kế tiếp đó sẽ ra sao.
Sau khi tốt nghiệp đại học năm 1975, như nhiều sinh viên trẻ khác, tôi không biết tiếp theo
sẽ phải làm gì. Tôi chưa sẵn sàng trở lại New York, thế nên tôi đã ở lại Michigan, làm việc
cho một nhà nghỉ dành cho dân trượt tuyết gần đó. Tôi chẳng có người kèm cặp, chẳng có
hình tượng nào để noi theo, chẳng có thầy cô nào giúp tôi đưa ra những lựa chọn cho cuộc
đời mình. Vì vậy tôi cố gắng ngồi vắt óc suy nghĩ, nhưng vẫn chẳng có chút cảm hứng nào
cả.
Sau một năm, tôi trở lại New York và kiếm được một việc ở Xerox, theo chương trình đào
tạo nhân viên kinh doanh. Quả là một điều may mắn khi tôi có thể góp mặt trong môi
trường kinh doanh tốt nhất nước, trung tâm trị giá 100 triệu đô của Xerox tại Leesburg,
Virginia. Tôi đã học được rất nhiều tại đây, hơn hẳn khoảng thời gian đại học, về thế giới
lao động và kinh doanh. Họ đào tạo tôi về bán hàng, tiếp thị, cũng như các kỹ năng thuyết
trình, và tôi đã hoàn thành khóa học với sự tự tin đúng mực về bản thân mình. Xerox là
một công ty có truyền thống và uy tín lớn, nên mọi người đều rất nể khi biết tôi làm cho
họ.
Sau khi hoàn thành khóa học, trong sáu tháng liền ngày nào tôi cũng chủ động đến gõ cửa
tầm năm mươi công ty mỗi ngày. Tôi gõ cửa vô số văn phòng ở trung tâm Manhattan,
trong khu từ Phố 42 đến Phố 48, từ Sông Đông đến Đại Lộ Năm. Khu này thật tuyệt,
nhưng tôi không được phép ký kết thỏa thuận kinh doanh, nhiệm vụ của tôi chỉ là tìm
kiếm triễn vọng và các khách hàng tiềm năng mà thôi.
Đây là một hoạt động rất hữu ích trong kinh doanh. Nó đã dạy tôi cách tư duy độ lập.
những cánh của đóng sầm trước mặt tôi nhiều lần tới mức tôi ngày càng dạn hơn và miệng
lưỡi cũng khôn ngoan hơn, việc này giúp tôi rất nhiều khi đảm trách việc giới thiệu một
chủng loại máy khá mới lạ vào thời điểm đó – máy xử lý văn bản. Nhưng công việc nàykhiến tôi say mê, và vì thế tôi tiếp tục dấn thân vào cuộc phiêu lưu của mình đầy hứng
khởi. Tôi ngày càng trưởng thành, luôn nỗ lực vươn lên vị trí dẫn đầu, để trở nên nổi bật
và được chú ý, để mang lại thành tích tốt nhất cho đội kinh doanh của chúng tôi. Tôi muốn
chiến thắng.
Cuối cùng tôi đã thành công: tôi trở thành nhân viên kinh doanh chính thức của công ty tại
khu vực đó. Tất nhiên tôi đã làm việc cực kỳ chuyên nghiệp, vét-tông chỉnh tề, ký kết một
thương vụ, và kiếm được bộn tiền huê hồng trong ba năm liền. Tôi bán được rất nhiều sản
phẩm và vượt trội hơn hẳn các đồng nghiệp. Tôi càng chứng tỏ được khả năng của bản
thân, niềm tin của tôi lại càng tăng cao. Tôi khám phá ra rằng việc buôn bán đòi hỏi ta
phải biết nhìn nhận giá trị đích thực của chính mình. Dù vậy, tôi không cho rằng đã có lúc
nào đó tôi sinh lòng say mê những cái máy xử lý văn bản này.
Tôi trả hết các khoản vay thời đại học rồi thuê một căn hộ ở làng Greenwich cùng một
người bạn. Chúng tôi kiếm được bộn tiền, và mọi chuyện đều rất tuyệt. Một mùa hè nọ,
tám người chúng tôi thuê một căn nhà tranh ở Hamptons để nghỉ ngơi vào dịp cuối tuần,
và chính tại đây, trên bãi biển, vào ngày Bốn tháng Bảy 1978, tôi đã gặp Sheri Kersch.
Với mái tóc dài gợn sóng vàng óng cùng sự năng động của mình, Sheri đã lôi cuốn tôi bởi
phong cách và vẻ đẹp hoàn hảo của nàng. Lúc đó Sheri đang theo học cao học thiết kế nội
thất và quyết định nghỉ cuối tuần cùng bạn bè ở biển. Nàng không chỉ xinh đẹp mà còn
xuất thân trong một gia đình nề nếp, mang đậm những giá trị cao đẹp của người vùng
Trung tây nhưng vẫn tràn đầy tình yêu thương. Lúc đó chúng tôi đều đang mới bắt đầu sự
nghiệp, chẳng có chút vướng bận nào trong cuộc đời cả. Chúng tôi bắt đầu hẹn hò, và tôi
àng biết nhiều về nàng, tôi càng nhận ra sự tuyệt vời của nàng.
Tuy vậy, khoảng năm 1979, tôi điên cuồng với công việc. Tôi muốn tìm kiếm những thử
thách mới. Có người bạn bảo tôi rằng một công ty Thụy Điển tên là Perstorp đang lên kế
hoạch thành lập chi nhánh tại Hoa Kỳ chuyên về đồ gia dụng của mình là Hammarplast.
Có vẻ đây là một cơ hội tốt để đầu quân cho một công ty đang có tiềm năng phát triển.
Perstorp nhận tôi và cử đi đào tạo ba tháng tại Thụy Điển. Tôi sống trong thị trấn Perstorp
nhỏ xinh với những con đường rải đầy đá cuội, ở gần Malmo, và cứ dịp cuối tuần tôi lại đi
khám phá Copenhagen và Stockholm. Châu Âu thực sự khiến tôi choáng ngợp bởi lịch sử
lâu đời và nhịp sống tươi vui của nó.
Ban đầu công ty đưa tôi vào một cơ sở khác, chuyên bán vật dụng cho xây dựng. Họ
chuyển tôi đến Bắc Carolina, ở đây tôi phải bán đồ gỗ nội thất và các vật liệu xây nhà bếp.
Tôi cực ghét các sản phẩm này. Ai mà mê được mấy cái đồ nhựa thò ra thụt vào này kia
chứ? Sau mười mấy tháng kinh khủng, tôi không thể chịu đựng thêm nữa. Tôi muốn bỏ
việc rồi theo học một trường diễn xuất nào đó, bất cứ điều gì giúp tôi trở lại New York và
ở cạnh Sheri.
Khi tôi dọa sẽ thôi việc, Perstorp không những thuyên chuyển tôi về lại New York mà còn
thăng chức cho tôi lên làm phó chủ tịch và giám đốc điều hành tại Hammarplast. Tôi phụ
trách hoạt động của công ty tại Mỹ, quản lý khoảng hai mươi đại diện kinh doanh độc lập.
Họ không chỉ dành cho tôi mức lương 75.000 đô-la mà còn cấp cho tôi một chiếc xe hơi
công ty, một tài khoản tiêu vặt, và tôi được đi du lịch thoải mái, trong đó có cả những
chuyến bay đến Thụy Điển bốn lần một năm. Cuối cùng thì tôi cũng được bán những sản
phẩm mình thích: những trang thiết bị nhà bếp và đồ dùng trong nhà cao cấp của Thụy
Điển. Bản thân từng là một nhân viên kinh doanh, tôi biết phải làm thế nào để tạo động
lực cho đội ngũ nhân viên của mình. Tôi nhanh chóng đưa các sản phẩm của mình đến với
các đơn vị bán lẻ lớn và đẩy mạnh doanh số bán hàng.Tôi làm công việc đó trong ba năm và rất yêu thích nó. Ở tuổi hai mươi tám, có thể nói tôi
đã thành công. Sheri và tôi chuyển đến vùng Bờ Đông Thượng Manhattan, nơi chúng tôi
mua cho mình một căn hộ. Sheri lúc đó đang thăng tiến trong sự nghiệp, nàng làm việc
cho một nhà sản xuất đồ gỗ Italia trong vai trò nhà thiết kế và quảng bá sản phẩm. Nàng
sơn tường màu hồng nhạt và bắt đầu dùng những kỹ năng nghề nghiệp để tạo nên một mái
ấm thực thụ trong khoảng không gian khiêm tốn mà chúng tôi sở hữu. Cuộc sống thật
tuyệt vời, chúng tôi thường xuyên đi nghe hòa nhạc, ăn tối tại các nhà hàng sang trọng,
hoặc mời bạn bè đến nhà dùng bữa. Thậm chí chúng tôi còn thuê một ngôi nhà ở
Hamptons để đến nghỉ ngơi vào mùa hè.
Bố mẹ không tin nổi tôi đã bay xa nhanh như thế. Chỉ trong sáu năm sau khi tốt nghiệp tôi
đã đạt được thành công trong sự nghiệp, lương cao ngất ngưởng và còn tậu được cả một
căn hộ. Cuộc sống mà tôi đang sống còn vượt xa cả những giấc mơ mà bố mẹ tôi vẫn hằng
mơ. Hầu hết mọi người sẽ thỏa mãn với một cuộc sống như thế.
Vậy nên chẳng một ai – nhất là bố mẹ – có thể hiểu được tại sao tôi tại cứ đứng ngồi
không yên. Nhưng tôi có cảm giác mình đang thiếu một cái gì đó. Tôi muốn nắm giữ vận
mệnh của chính bản thân mình. Có lẽ đó là một nhược điểm của tôi: lúc nào tôi cũng tự
hỏi không biết sẽ phải làm gì tiếp theo. Đủ không bao giờ là đủ cả.
Mãi cho đến khi khám phá ra Starbucks tôi mới biết được cảm giác khi công việc thực sự
chiếm trọn cả trái tim và tâm trí ta là như thế nào.

Book : Dốc hết trái tim


( lời mở đầu ) 

Cách STARBUCKS
Xây Dựng Công Ty
Bằng Từng Tách Cà Phê
Howard Schultz
Chủ tịch và CEO của STARBUCKS
và Dori Jones Yang



Quyển sách này được viết
với tình yêu thương dành cho vợ tôi, Sheri,
mẹ tôi và trong niềm tưởng nhớ ba tôi,
và tất cả cộng sự ở Starbucks,
đặc biệt là Mary Caitrin Mahoney,
Aaron David Goodrich và Emory Allen Evans



Chương 1 
Chương 2
Chương 2 (tiếp)